Cây phú quý
Tượng trưng cho tài lộc, may mắn đồng thời có nhiều tác dụng thù vị, phú quý luôn là loại cây được ưa chuộng để trưng trong nhà hoặc làm quà tặng mỗi dịp đặc biệt.
- Đặc điểm chung
Cây Phú Quý có tên khoa học là Aglaonema Hybrid, có nguồn gốc từ Indonesia. Cây Phú Quý là loại cây được lai tạo bởi nhà thực vật học Gregori vào năm 1982, ông đã chuyển đổi nó từ sắc xanh sang đỏ hồng để cho loài cây này rực rỡ hơn. Cây Phú Quý thuộc loài cây dễ chăm sóc, có thể sống ở nơi ít ánh sáng, không gian hẹp, trong môi trường máy lạnh. Có thân hình màu trắng hồng, lá cây xanh bóng, bao bọc xung quanh viên ngoài của lá là màu đỏ. Cây có thể được trồng trong đất hoặc thủy canh. Chúng ta có thể sử dụng một số cách để nhân giống cây Phú Quý như sử dụng củ, giâm từ lá, nhưng cách đảm bảo tốt nhất vẫn là sử dụng phương pháp cấy mô. Cây phú quý có hình dáng nhỏ nhắn nên rất dễ dàng để bạn lựa chọn vị trí đặt cây để bày trí.
- Tác dụng
Phú quý là loại cây nằm trong danh sách thực vật trồng trong nhà có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người, giảm bớt khói bụi cây còn hấp thụ các chất độc dễ bay hơi ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm dịu đi cái nóng khắc nghiệt của mùa hè oi ả.. Là cây chơi lá nhưng vẻ đẹp của cây phú quý thủy sinh làm say đắm lòng người. Sự duyên dáng, xinh xắn của cây giúp cây rất dễ trang trí trên bàn làm việc, kệ tủ, bàn học, phòng khách, bàn ăn, ban công, cửa sổ, giá kệ, hành lang… ở văn phòng, cơ quan, công sở, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn hay nhà phố đem đến cho không gian vẻ đẹp sinh động, tràn đầy sức sống, giải tỏa tâm lý cho các thành viên. Cây phú quý thủy sang trọng và gọn nhẹ còn được lựa chọn làm món quà ý nghĩa cho đối tác, gia đình, người thân, bạn bè trong các dịp trọng đại như lễ tết, thăng chức, sinh nhật, mừng tân gia…với ngụ ý mang đến phú quý cho người được tặng.
- Ý nghĩa phong thủy
Ngay từ cái tên cây phú quý đã thể hiện được ý nghĩa của mình. Trên thế giới tên khoa học của cây phú quý có nguồn gốc từ Hy Lap mang ý nghĩa là sáng đẹp. Còn ở phương Đông gọi cây này là cây phong thủy, cây phú quý mang ý nghĩa may mắn, tốt lành. Cây còn được nhiều người lựa chọn trồng và mua tặng nhau vào các dịp tết, mừng thọ vì nó đại diện cho lời chúc phú quý thịnh vượng cho gia chủ. Với các tông màu nóng xen kẽ nhau, nhiều người còn coi phú quý là “một phiên bản khác của cây trạng nguyên” với mong ước sự đỗ đạt, thành công. Màu đỏ của cây phú quý còn tượng trưng cho sự nồng nhiệt, nhiệt huyết, say mê trong tình yêu.
Với màu sắc đỏ của cây phú quý – theo ngũ hành màu sắc thì cây phú quý thuộc vào hành Hỏa. Vậy theo ngũ hành phong thủy thì những người thuộc mệnh Hỏa hoặc mệnh Thổ thì rất thích hợp trồng cây phú quý để phát huy tốt nhất tính phong thủy của nó!
- Cách chăm sóc
Ánh sáng: phú quý thuộc dòng cây nội thất nên ưa bóng râm, không chịu được ánh sáng trực tiếp gay gắt làm cháy lá, cây sống được trong nhà và môi trường điều hòa. Nếu trưng trong nhà thì nên để cây nơi có ánh sáng tự nhiên khoảng 2-3 h hoặc gần cửa kính, cửa sổ…Cây còn có thể sống dưới ánh đèn day-light giúp cây quang hợp tốt giống như môi trường tự nhiên.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cảnh văn phòng nói chung và cây phú quý nói riêng thì nhiệt độ từ 15 – 28 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Nhưng trong điều kiện khắc nhiệt thì cây vẫn có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 10 -35 độ c. Đối với nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn cây sẽ chậm hoặc ngừng phát triển. Chú ý cây không chịu được rét đậm và nắng nóng gay gắt.
Lượng nước: Phú quý là loại cây thuộc họ ráy nên khá ưa nước và có thể trồng thủy sinh, tuy nhiên trồng đất bạn cũng chỉ nên tưới 2 lần/ tuần mỗi lần tưới chỉ cần tưới đủ ẩm đất,
Đất: Với bộ rễ khỏe và phát triển khá nhanh, do vậy loại đất thích hợp với cây phú quý cần có nhiều mùn, chất dinh dương như đất có trộn thêm mùn, sơ dừa, chấu, tro…Đất được trộn với tỷ lệ hợp lý khiến tạo nên độ thông thoáng cho đất giúp rễ phát triển nhanh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.