1. Nguồn gốc, đặc điểm
Cây sừng hươu hay còn gọi là cây lộc nhung là một loại cây thuộc họ Cactoideae xương rồng, mọng nước, chi Hatiora. Chúng có tên khoa học là Rhipsalis salicornioides. Khác với các loại xương rồng phổ biến, sừng hươu là loại cây có lá. Lá của chúng mọc tập trung ở phần trên nhánh cây, rất bé. Đặc biệt lá của chúng chỉ duy trì kích thước bé như lá mầm chứ không hề dài hay già đi. Thân cây nhẵn dài màu xanh đậm. Lý do chúng được gọi như vậy bởi phần trên thân cây mọc ra một số nhánh nhỏ nhìn rất giống sừng của con hươu.
Cây thường mọc và được trồng nhành bụi, mỗi thân cây là một cây riêng nên rất dễ gộp/tách bụi khi trồng.
2. Ý nghĩa, cách chăm sóc
Cũng giống như nhiều loại cây xanh khác, sừng hươu có tác dụng thanh lọc không khí. Đặc biệt cây còn có khả năng hấp thụ bức xạ từ màn hình máy tính rất cao nên sẽ là một lựa chọn cực kì tuyệt vời cho những người hay phải làm việc với máy tính. Chỉ cần một chậu cây nhỏ đặt cạnh màn hình máy tính là bạn đã hạn chế được lượng ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt và lượng bức xạ gây hại cho cơ thể.
Với thân cây mọc thẳng, loài cây này còn tượng trưng cho sự kiên trì, mạnh mẽ, không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cây còn đem lại sự may mắn cho người sở hữu.
Là cây thuộc họ xương rồng nên cây sừng hươu rất dễ trồng, dễ sống và chăm sóc
– Ánh sáng:với khả năng thích nghi tốt cây sừng hươu có thể trồng trong nhà hoặc ngoài trời, nơi ánh sáng bán phần hoặc hoàn toàn (cần tránh ánh nắng gay gắt)
– Nhiệt độ: cây sinh trưởng tốt cả điều kiện nhiệt độ trong phòng và ngoài trời. Tuy nhiên không nên để trong không gian kín quá lâu vì cây sẽ giảm khả năng quang hợp và dễ xuống màu ( thích hợp nhất trong điều kiện ánh sáng nhẹ hoặc bóng râm, Nếu trồng trong nhà hàng tuần nên mang cây ra ngoài trời tối thiểu 1-3 tiếng/tuần )
– Độ ẩm: cây ưa ẩm trung bình và chịu hạn tốt hơn chịu ẩm nên trưng cây nơi khô thoáng, tránh ẩm.
– Tưới nước: nhu cầu nước của cây rất ít, tránh tưới quá nhiều làm cây bị thối rễ, nấm bệnh.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.